Sakabashira
Một trong những cây cột trong nhà bị lộn ngược tức là ngược hướng với lúc nó còn sống, khiến cho linh hồn của chúng giận dữ và từ Sakabashira bắt nguồn từ đó. Vào ban đêm chúng thể hiện sự hận thù, và mang đến những rắc rối xui xẻo cho những người sống trong ngôi nhà.
Sakabashira được biết đến với việc gây ồn ào. Chúng kêu cót két và rên rỉ, bắt chước âm thanh của những thanh xà bằng gỗ nứt, và đôi khi còn nói những câu như, "Cổ tôi đau quá!" Chúng có thể khiến các ngôi nhà rung chuyển và các linh hồn lá trú ngụ trên cây có thể biểu hiện thành Yanari (Yanari là những oni thu nhỏ xuất hiện trong các ngôi nhà vào ban đêm. Chúng thường xuất hiện nhiều nhất trong những ngôi nhà bằng gỗ), hoạt động như những kẻ phá hoại và phá vỡ mọi thứ xung quanh nhà. Sakabashira có thể ồn ào đến mức khiến các gia đình sống trong ngôi nhà phải dọn đi, vì những yokai này không chỉ gây ra những tiếng động lạ mà còn gây ra sự xui xẻo khủng khiếp. Những người ở trong ngôi nhà bị ám bởi Sakabashira thường mất đi tài sản của họ, hoặc thậm chí trắng tay chẳng hạn như trận hỏa hoạn lớn làm tiêu hao và phá hủy ngôi nhà bị nguyền rủa. Từ lâu, người ta vẫn tin rằng một cây cột được dựng lên ở vị trí lộn ngược sẽ mang lại xui xẻo cho một gia đình, và Sakabashira thường là kết quả của sai lầm bất cẩn của đội xây dựng. Để ngăn chặn yokai này xuất hiện, dân gian cho rằng một cây cột phải được dựng lên theo cùng hướng với cái cây khi nó còn sống. Tuy nhiên, đôi khi chúng được xây dựng có chủ đích. Lý do cho điều này là một tín ngưỡng dân gian khác: "Thời điểm một ngôi nhà được hoàn thành, nó bắt đầu đổ vỡ."(Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều đã từng trải qua những điều tương tự như thế này với điện thoại di động, ô tô hoặc máy tính - ngay khi chúng được trả hết tiền trả góp hoặc hết bảo hành, thì linh kiện của nó hỏng) Theo tính ngưỡng của người Nhật Bản sẽ xây các ngôi nhà gần như hoàn thành, với bước cuối cùng bị vờ như bỏ sót hoặc mắc lỗi có chủ đích để ngăn chặn vận xui xẻo. Đền thờ nổi tiếng ở nikko là một ví dụ như vậy, đã được xây dựng chỉ với một cây cột có chủ đích hướng về hướng ngược lại. Điều mê tín này được theo áp dụng khi xây dựng cung điện hoàng gia - đặt cây cột cuối cùng ở vị trí lộn ngược. Trong thời kỳ Edo, những người xây nhà thường “quên” đặt ba viên ngói cuối cùng vì lý do tương tự
Tags:
Nhật Bản