Taira no Masakado là một samurai vĩ đại sống ở thời Heian, một chiến binh mạnh mẽ và một nhà lãnh đạo tài ba. Ông sinh vào khoảng cuối những năm 800- đầu những năm 900 CN và bị giết vào năm 940. Mặc dù không rõ ngày sinh của Taira no Masakado, nhưng người ta tin rằng ông sinh ra vào khoảng thời gian Sugawara no Michizane qua đời( Một học giả yêu nước nhưng bị triều đình từ bỏ). Sau khi chết, linh hồn của anh ta mang uất hận biến thành một Onryō( hồn ma báo thù) và mang đến tai ương trên khắp đất nước. Cùng với Thiên hoàng Sutoku và Sugawara no Michizane, ông là một trong Nihon San Dai Onryō - Tam đại Onryō của Nhật Bản. Trong thời Meiji có một cuốn tiểu sử đã cho rằng Taira no Masakado chính là hóa thân khác của Sugawara no Michizane; Cuộc nổi dậy chống lại quyền lực hoàng đế có thể là sự tiếp nối lời nguyền của Michizane.
Taira no Masakado sinh ra gia tộc Taira, là hậu duệ của Thiên hoàng Kanmu. Đó là một gia đình ưu tú. Masakado may mắn sinh ra trong một gia đình quyền lực định cư tại vương đô, sau đó gia đình ông di dời sang miền đông của Nhật Bản và định cư ở tỉnh Shimosa, phía đông bắc Tokyo ngày nay. Cuộc sống Masakado trôi qua êm đềm cho đến khi cha của ông qua đời. Pháp luật của Nhật Bản thời điểm này về việc thừa kế chưa đầy đủ và còn nhiều lỗ hổng, và các chú của ông đã dùng tiền bạc và quyền lực âm thầm lên kế hoạch chiếm hết đất đai của ông. Họ tuyên bố dòng dõi hoàng tộc của họ đã đồng thuận với việc phân chia tài sản này và trực tiếp lộ rõ âm mưu chiếm đoạt tài sản thừa kế.
Vào năm 935 CN, cuộc tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình Masakado nổ ra. Một người chú của Masakado đã thông đồng với gia tộc Minamoto âm thầm giăng bẫy phục kích ông. Nhưng Masakado cũng không phải là một nhân vật yếu đuối ăn bám gia tộc, chính ông cũng là một chiến binh mạnh mẽ được chuôi rèn nhiều năm. Anh nhanh chóng đánh bại đoàn quân tập kích, và sau đó ông đã tiến hành điều tra thông tin về những người đứng sau vụ ám sát và lên kế hoạch trả thù. Ông dẫn một nhóm chiến binh tinh nhuệ đến vùng đất mà gia tộc Minamoto và người chú của mình cai quản bắt đầu phóng hỏa đốt cháy vùng đất của họ, tàn phá đồng ruộng và hoa màu ở vùng nông thôn, tàn sát hàng nghìn người. Điều này khiến anh quy phạm quy tắc của gia tộc về huyết thống và chính thức đối đầu với cả gia tộc, những người đối đầu với ông trong cuộc tranh chấp đưa tấu sớ tố cáo hành vi chống đối này lên thiêng hoàng và đề nghị hoàng đế tước bỏ danh hiệu hoàng tộc của ông.
Taira no Masakado đã được triệu tập đến tòa án để trả lời các cáo buộc giết người mà các thân nhân của các chiến binh Minamoto đã chết gửi lên. Masakado không chỉ anh dũng trên chiến trường mà còn rất thông minh. Anh đã cố gắng giữ một chiếc đầu lạnh và hành động đúng với luật pháp trước các cáo buộc vô lý của nguyên đơn, anh ta khéo léo đưa ra các bằng chứng chứng minh rằng anh ta có lý do chính đáng cho việc giết người của mình. Chỉ sau vài tháng, ông đã được ân xá hoàn toàn khi triều đình ban lệnh đại xá nhân kỷ niệm Thiên hoàng Suzaku lên tuổi
Taira no Masakado sau khi trắng án đã được thả về nhà của mình, nhưng trên đường quay về ông lại một lần nữa bị tấn công. Lần này chính bố vợ và những người thân khác của ông âm thầm ra tay. Như đã nói ở trên, Masakado là một dũng sĩ kiệt xuất, một lần nữa ông nhanh chóng đánh bại họ. Để tránh gây thêm rắc rối chính trị, Masakado chủ động bắt giữ một số thích khách đưa đến tòa án tố cáo những thể lực đã tấn công mình. Anh nhận được sự đồng tình và giao cho quyền trừng trị những thế lực quấy rối ấy. Anh ta xông vào vùng đất của họ để trả thù mà không cần phải lo nghĩ cho việc bị tố cáo sau này.
Chính sách quản lý đất nước của Nhật Bản thời bấy giờ được coi là kém hiệu quả và các quý tộc là lạm dụng quyền lực của mình để bóc lột nông dân. Mặt khác, Taira no Masakado đối xử với nông dân trong các lãnh địa bị chinh phục của ông tốt hơn nhiều so với những người chủ cũ của họ. Cuộc khởi nghĩa của ông được nhiều nông dân coi là sự cứu rỗi cho cuộc sống cực khổ cùng cực của mình. Họ vui vẻ chào đón đội quân của ông đến chiếm đóng mà không hề phản kháng, thậm chí còn ra sức giúp đỡ. Triều đình nhìn thấy điểm bất ổn này và lo sợ rằng Taira no Masakado đang chuẩn bị lật đổ nhà nước và chiếm lấy vị trí Thiên hoàng. Anh ta bị lên án là một kẻ nổi loạn và một kẻ phản bội.
Vào năm 938 CN, Taira no Masakado nhận được một lệnh triệu tập khác của tòa án để thẩm vấn về cuộc cãi vã với một trong những người anh em họ đã tấn công mình. Lần này, Masakado đã quá mệt mỏi với những lời cáo buộc nhàm chán và ông đã phớt lờ lệnh triệu tập. Ông chiêu mộ binh lính với quy mô lớn và tiến hành xâm chiếm tỉnh Hitachi. Khí thế quân đội của ông cuồn cuộn không bao lâu đã nuốt lấy tám tỉnh: Shimotsuke, Kozuke, Musashi, Kazusa, Awa, Sagami, Izu và Shimosa. Trong suốt thời gian đó, anh ta vẫn giữ sự vô tội của mình, nhấn mạnh rằng chiến dịch của anh ta là hợp pháp theo các điều khoản được quy định thời bấy giờ.
Một số chiến binh - bao gồm đồng minh của Masakado là Fujiwara no Hidesato và một số người thân của ông - đã được Thiên Hoàng giao quyền chỉ huy binh lực để chống lại thế lực của ông. Họ nhanh chóng quy tụ đủ binh lực để chống lại đội quân của Masakado. Vào ngày thứ mười bốn của tháng thứ hai năm 940 CN ở tỉnh Shimosa. Quân đội triều đình đã nhân lúc trời tối tiến hành phục kích doanh trại của Masakado, trước sự bất ngờ đó, đội quân của ông hoảng loạn và bị tiêu diệt hoàn toàn. Masakado bị chặt đầu, bị bạn bè và gia đình phản bội. Chiếc đầu được mang về Kyoto thị chúng ở chợ phía đông như một thông điệp gửi đến những kẻ nổi loạn rằng nếu dám chống đối lại triều đình, kết quả chỉ có thể là diệt vong.
Bắt đầu từ đây, những điều quỷ dị bắt đầu xuất hiện. Sau nhiều tháng, đầu của Taira no Masakado không bị phân hủy, nó vẫn được trưng bày ở chợ đông, và trông vẫn tươi như ngày mới lìa khỏi thân. Đôi mắt dường như trở nên dữ tợn hơn, cái miệng nhếch lên thành một khuôn mặt nhăn nhó gớm ghiếc. Có người đồn rằng, đôi mắt của Masakado vẫn nhìn trừng trừng bởi chết quá uất ức. Hằng đêm, cái đầu vẫn rên rỉ, “Thân xác của ta ở đâu !? Trả thân xác cho ta! Gắn lại đầu của tôi và để tôi chiến đấu một lần nữa! ” Và sau đó mọi thứ trở nên thực sự kỳ lạ.
Vào một đêm mưa bão, chiếc đầu uất hận của Masakado đột nhiên bay lên xuyên qua những sấm chớp và cơn mưa như trút nước, hướng thẳng tới Shimosa. Cuối cùng chiếc đầu dừng lại và hạ cánh để nghỉ ngơi tại một làng chài tên là Shibazaki (sau này phát triển thành thành phố Edo). Sáng hôm sau, dân làng nhìn thấy cái đầu nằm lăng lốc trên bãi cát đã nhặt lên, làm sạch và chôn cất nó. Trước những hành động vĩ đại của ông, một ngôi đền được dựng lên trên ngôi mộ và được đặt tên là Kubizuka - gò đầu. Masakado được nông dân tôn vinh và tôn sùng như một chiến binh thực thụ, một biểu tượng của công lý, người anh hùng thách thức một tầng lớp quý tộc thối nát và lười biếng. Anh ta bị coi là có số phận đáng thương khi liên tục bị phản bội và cuối cùng bị sát hại bởi những người mà lẽ ra anh ta có thể tin tưởng. Mặc dù được tôn sùng và nổi tiếng trong các tầng lớp hạ lưu, hồn ma của ông vẫn không được xoa dịu. Một vài năm sau khi đầu của ông được chôn cất, bóng ma của một samurai bắt đầu được nhìn thấy trong khu vực lân cận ngôi đền của ông.
Vào đầu những năm 1300, một trận dịch hạch lớn đã xảy ra ở Edo. Nhiều người đã chết. Bệnh dịch được cho là do sự tức giận của Taira no Masakado. Để xoa dịu linh hồn của anh ta, linh vị của ông đã được chuyển từ ngôi đền nhỏ hiện tại đến Đền Kanda lớn hơn, tôn nghiêm hơn để thờ cúng. Anh ta được công nhận là một trong những vị thần chính và cuối cùng linh hồn của anh ta đã được xoa dịu — nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Năm 1874, Thiên hoàng Minh Trị đến thăm đền Kanda. Việc một kẻ thù của gia đình hoàng gia như Masakado được coi là không thích hợp để được tôn vinh khi hoàng đế đến thăm, và do đó, tư cách thủy thần của ông đã bị thu hồi. Điện thờ của ông đã được chuyển đến một tòa nhà nhỏ hơn bên ngoài của điện thờ chính.
Sự tức giận của Taira no Masakado trở lại vào năm 1928. Một trận động đất lớn xảy ra ở Kanto và phá hủy phần lớn thành phố. Ngôi đền Kubizuka của ông đã được chọn làm địa điểm tạm thời cho Bộ Tài chính. Ít lâu sau, Bộ trưởng Bộ Tài chính lâm bệnh qua đời. Hơn một chục nhân viên khác cũng đã qua đời một cách lạ lùng, và thậm chí những người làm việc ở đây thường xuyên bị ốm hoặc bị thương do ngã và tai nạn trong tòa nhà. Tin đồn về lời nguyền của linh hồn Masakado bắt đầu lan rộng. Tòa nhà Bộ Tài chính đã bị phá bỏ và lễ tưởng niệm Masakado được tổ chức tại Đền Kanda.
Trong suốt thế kỷ 20, một số vụ tai nạn, hỏa hoạn, bệnh tật và những cảnh tượng bí ẩn khác được cho là do lời nguyền Taira no Masakado. Mỗi lần thiên tai xảy ra, nghi lễ thanh tẩy lại được thực hiện. Cuối cùng, vào năm 1984, trước áp lực của dư luận, địa vị công thần của ông đã được phục hồi. Ngày này, người ta vẫn luôn tỏ kính trọng và đồng cảm khi nhắc đến vị thần Taira no Masakado để tránh khơi dậy lại nỗi oán hận của ông. Ví dụ, các đài truyền hình thường đến thăm mộ phần của Masakado -gò đầu, vẫn nằm ở Otemachi, Tokyo ngày nay. Họ bày tỏ sự kính trọng với anh ấy trước khi quay lại bất cứ hình ảnh nào có liên quan đến ông trên các chương trình truyền hình. Kubizuka được duy trì bởi một tổ chức gồm các doanh nghiệp địa phương và tình nguyện viên, những người đã đảm nhận trách nhiệm bảo quản phần mộ của ông. Người dân Nhật Bản đều tin vào những câu chuyện ma quái này, ngoài câu chuyện về vị samurai trẻ tuổi còn có nhiều truyền thuyết về những tồn tại của nhiều hiện tượng siêu nhiên. Tuy nhiên nhiều du khách thì cho rằng đó là những hư cấu để tăng thêm huyền bí và hấp dẫn cho miền đất này, nhằm tăng lượng du khách về Nhật Bản.
Tags:
Nhật Bản