TAIZAN FUKUN NO SAI






Trong văn học dân gian của Nhật Bản thường đề cập đến những điều đáng sợ, tôi dành nhiều thời gian để xem qua những con quái vật và những lời nguyền rủa và những thứ không mấy dễ chịu khác. Trong bài viết này, chúng ta đã thấy một trong những lời nguyền khủng khiếp nhất của Okinawa, và tôi đã liên kết với một số phép thuật ma thuật khác nói chung là khá khó chịu. Vì vậy, hôm nay tôi nghĩ rằng tôi sẽ làm một cái gì đó để chứng minh rằng ma thuật không phải lúc nào cũng được sử dụng cho những điều xấu.


Trên thực tế, phần lớn những gì onmyoji (Cách gọi những m dương sư ở Nhật) làm không phải là nguyền rủa người khác mà là cố gắng giúp đỡ mọi người. Các onmyoji sử dụng việc xem bói để xác định và chỉ dẫn cho đối phương biết được ngày may mắn, soi ra những hướng đi và những ngày xui xẻo để tránh được những điềm rủi đó. Bên cạnh đó các âm dương sư còn có thể phát hiện ra các lời nguyền rủa cũng như là nguyên nhân của những lời nguyền đó và cung cấp sự bảo vệ con người khỏi lời nguyền, ban phước kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe cho hoàng đế, cố gắng chữa bệnh cho hoàng gia khi họ bị bệnh, v.v.


Tất nhiên, một số âm dương sư quyền lực hơn, chẳng hạn như gia tộc Abe không thông thạo những bùa phép thông thường mà còn chưa đựng những huyền thuật cổ xưa ít người biết đến. Hàng trăm năm nay, gia tộc Abe đã cất giấu rất nhiều bí mật về cúng kiến cổ xưa truyền từ đời này qua đời khác được cho là có tác dụng thần kỳ và một trong những bí mật quan trọng nhất này là nghi lễ của Chúa Taizan, hay còn gọi là Taizan Fukun no Sai. Nghi lễ này cho phép các pháp sư làm một điều không tưởng đó chính là ban phát sự bất tử và thậm chí hồi sinh một người từ cõi chết. Có thể xem Taizan Fukun no Sai là là một trong những nghi lễ onmyōdō bí ẩn và mạnh mẽ nhất. Vì vậy phép này chỉ truyền cho một số thành viên quan trọng trong gia tộc Abe mà không được truyền dạy rộng rãi ra bên ngoài cho nên những ai biết được thuật này rất được kính trọng trong giới onmyoji cũng như song song đó cũng tồn tại lòng đố kỵ, ham muốn sở hữu.


Nguồn gốc của phép thuật này được phát triển ở Trung Quốc cổ đại bởi các triết gia Đạo giáo. Nghi lễ này được đặt cho cái tên Chúa Taizan, vị thần của núi Taishan ở Sơn Đông, Trung Quốc và là một trong những vị vua đến từ địa ngục. Ông là một trong những vị thần quan trọng nhất trong Onmyōdō. Trong nghi lễ, các pháp sư sẽ cầu xin Chúa Taizan, Đại vương Enma, và các vị thẩm phán khác của Meido và Jigoku ban phát sức mạnh kéo dài tuổi thọ cho một người, cứu ai đó khỏi bờ vực cái chết hoặc thậm chí khôi phục sự sống cho người chết. Nhưng mọi phép thuật đều tồn tại những ngoại lệ hay công dụng đối lập và ngoại lệ của nghi lễ này chính là cũng có thể dùng nó làm một người đang sống khỏe mạnh trở về cõi hư vô của thế giới bên kia. Những vật cúng tế như: vàng, bạc, lụa, ngựa và sinh mạng con người — thường sẽ được thay thế bằng katashiro, hoặc búp bê giấy — được chuẩn bị tươm tất trên tế đàn và dâng lên các vị thần. Không có thần chú hay pháp thuật thần kỳ nào xuất hiện rõ ràng và cụ thể trong buổi lễ; các vị thần chỉ đơn giản là được mời ngồi xuống và tham gia nghi lễ. Một lá thư yêu cầu chính thức được đọc cho họ, trình bày chi tiết về các lễ vật được hiến tế và đức tính của những người cầu xin, và cuối cùng là lời cầu xin của thầy cúng muốn các vị thần thực hiện.


Đặc biệt tiên phong trong việc sử dụng phép thuật này là gia tộc Abe. Họ cực kỳ am hiểu về nghi thức này và đây là một trong những lý do khiến họ có thể duy trì sự độc quyền nghi thức Taizan Fukun no Sai trong hiệp hội m dương sư của quốc đảo. Bằng tài phép của mình, gia tộc Abe được có Shogun trọng dụng qua nhiều đời, họ thường xuyên thực hiện này cho các hoàng đế để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ của họ để họ có thể cai quản đất nước lâu hơn.


Theo tôi được biết thì truyền thuyết Abe no Seimei (Abe no Seimei là một m Dương sư, một chuyên gia hàng đầu về m Dương Đạo vào giữa thời kỳ Heian ở Nhật Bản. Ngoài sự nổi tiếng trong lịch sử, ông là một nhân vật huyền thoại trong văn hóa dân gian Nhật Bản) đặc biệt nổi tiếng với việc sử dụng Taizan Fukun no Sai. Anh từng hồi sinh cha mình, người đã bị Ashiya Dōman sát hại và sử dụng nó nhiều lần khác để phục vụ cho hoàng đế và quý tộc.


Truyền thuyết từ thời xa xưa đã kể rằng, một lần một nhà sư cấp cao của Mii-dera được gọi là Chikō bị ốm nặng. Người ta xác định rằng căn bệnh của ông ta là kết quả của nghiệp chướng do ông tự tạo ra với những việc ông làm trong cuộc sống của chính mình, mặc dù ông được gọi là một nhà sư cấp cao nhưng vẫn không thoát khỏi những cám dỗ ngon ngọt của hồng trần đầy rẫy nhưng mưu mô xảo quyệt cho nên căn bệnh quái ác này không thể chữa khỏi bằng thuốc. Nhờ đó Abe no Seimei đã được triệu tập để giải trừ căn bệnh cho nhà sư này. Anh ta chia tài sản của Chikō cho những người nghèo cần được giúp đỡ, tiếp tế tiền vàng hỗ trợ thiên tai và phát hiện ra rằng cái chết sắp xảy đến với Chiko. Abe no Seimei nói rằng nếu ai đó sẵn sàng đánh đổi mạng sống với Chikō, anh ta có thể thực hiện được nghi lễ Taizan Fukun no Sai và cứu sống vị nhà sư. Các nhà sư khác đều lắc đầu nhìn nhau, bởi vì trong lòng họ ai đều cũng ham sống sợ chết, mặc dù ngoài mặt họ là đại diện của Đạo giáo, chẳng ai muốn đem mạng sống của mình đánh đổi cho một người được phán là chẳng thể sống qua con trăng này. Dù họ yêu mến và ngưỡng mộ Chikō đến mấy, cũng không ai sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để cứu ông ta. Cuối cùng, một thanh niên tên là Shōkū - một đạo sinh bình thường đã học trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ thu hút được sự chú ý của Chikō hay các giáo viên khác - đã bước tới và đồng ý hiến dâng sự sống của bản thân để chứng minh sự trung thành của mình. Hầu hết, mọi người có mặt đều rất ngạc nhiên với hành động của anh ta, vì dám đem mạng sống đánh đổi cho một người không máu mủ ruột thịt với mình.


Abe no Seimei chấp nhận lời đề nghị. Anh ngay lập tức biểu diễn Taizan Fukun no Sai. Shōkū quằn quại trong đau khổ, tuổi thọ của anh bị rút ngắn lại, trong khi Chikō nhanh chóng bắt đầu hồi phục. Cuối cùng, Chikō được chữa khỏi và Shōkū nằm trên cửa tử. Trước khi người học trò trẻ trút hơi thở cuối cùng của mình, anh đã cầu nguyện với tất cả trái tim của mình với bức tranh Fudō Myōō gần đó. Ngay sau đó, nước mắt tuôn ra từ đôi mắt được vẽ của Fudō Myōō và giọng nói của vị thần vang lên: "Nếu ngươi muốn dùng mạng sống của mình thay thế cho thầy ngươi, thì hãy để ta thay thế ngươi làm điều đó." Đột nhiên, Shōkū và Chikō ngồi dậy, cả hai sau đó đều phục hồi sức sống. Taizan Fukun no Sai được coi là phép thuật hữu dụng trong các truyền thuyết xưa của Nhật Bản, vì nó dùng để mang lại sự sống cho người đang cận kề với miền cực lạc. Bên cạnh đó, mấy ai biết rằng phép thuật này cũng có thể là một nghi lễ hiến tế chết người đáng sợ chỉ cần một lời thỉnh cầu, chỉ cần một con búp bê giấy hay người được làm từ rơm rạ, một tờ giấy nói chung là các chất liệu có thể đốt cháy và ghi tên của người cần hiến tế lên đấy thì chỉ cần một giây thì người được nêu tên sẽ đi chầu ông bà ngay. Thường những người ghen tị, ganh ghét nhau sẽ dung thủ thuật này để trả đũa một cách nhanh gọn lẹ và không hề để lại một dấu vết nào.

Bình Luận

Mới hơn Cũ hơn